Dân quân tự vệ được phép bắt người trong trường hợp nào?
Dân quân tự vệ được phép bắt người trong trường hợp nào?
Dân quân tự vệ được phép bắt người trong trường hợp nào?
Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong các biện pháp ngăn chặn có bao gồm cả việc bắt người.
Tổ tuần tra của Ban Chỉ huy quân sự phường 3, quận 8 (TP Hồ Chí Minh) đã bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản, bàn giao cho công an phường xử lý. Ảnh qdnd.vn |
Các trường hợp Dân quân tự vệ được bắt người bao gồm:
1. Các đối tượng có hành vi trực tiếp cản trở nghiêm trọng tới việc thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ được quy định tại điều 5, Luật Dân quân tự vệ 2019.
2. Các đối tượng gây rối, phá hoại, tấn công,... các mục tiêu, công trình, trụ sở của lực lượng Dân quân tự vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ, canh giữ, canh phòng.
Ngoài ra, Dân quân tự vệ còn được phép bắt người đối với các trường hợp:
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Điều 112. Bắt người đang bị truy nã
1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Như vậy, nếu các đối tượng vi phạm những điều nêu trên thì Dân quân tự vệ được phép bắt người sau đó bàn giao cho cơ quan chức năng để xử lý. Tuyệt đối không được giữ người - Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ phải theo mệnh lệnh người chỉ huy, có kế hoạch đã được phê duyệt, khi phát hiện các tình huống phải kịp thời báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo. Không được tự ý hành động khi chưa có những biện pháp bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân và bản thân người thực hiện.
Nội dung mang tính chất tham khảo